Đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp là gì? | Lớp 9

CHUYÊN ĐỀ

BÀI 8: ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP, ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP

Mục tiêu

  • Kiến thức
  • Nêu được định nghĩa, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp một đa giác.
  • Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp một đa giác khi biết cạnh đa giác
  • Tính cạnh đa giác khi biết bán kính đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp đa giác đó.
  • Kĩ năng
  • Vẽ được tâm của đa giác đều, từ đó vẽ đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước.
  • Tính được cạnh a theo R và ngược lại tính được R theo a.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Định nghĩa

Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác nội tiếp đường tròn.

Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác ngoại tiếp đường tròn.

2. Định lí

Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

Trong đa giác đều, tâm của đường tròn ngoại tiếp trùng với tâm của đường tròn ngoại tiếp và được gọi là tâm của một đa giác đều.

Chú ý:

• Bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác là khoảng cách từ tâm đến đỉnh.

• Bán kính đường tròn nội tiếp đa giác là khoảng cách từ tâm O đến một cạnh.

• Cho n- giác đều cạnh a.

– Chu vi của đa giác: \[2p=na\] (p là nửa chu vi).

– Mỗi góc ở đỉnh của đa giác có số đo bằng $\frac{\left( n-2 \right){{.180}^{o}}}{n}.$

– Mỗi góc ở tâm của đa giác có số đo bằng $\frac{{{360}^{o}}}{n}.$

– Bán kính đường tròn ngoại tiếp: $R=\frac{a}{2\sin \frac{{{180}^{o}}}{n}}.$

Khi đó $a=2R.\sin \frac{{{180}^{o}}}{n}.$

– Bán kính đường tròn nội tiếp: $r=\frac{a}{2\tan \frac{{{180}^{o}}}{n}}.$

Khi đó $a=2r.\tan \frac{{{180}^{o}}}{n}.$

– Liên hệ giữa bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp:

\[{{R}^{2}}-{{r}^{2}}=\frac{{{a}^{2}}}{4}.\]

– Diện tích đa giác đều: $S=\frac{1}{2}nar.$

Đường tròn tâm I bán kính r là đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Đường tròn tâm O bán kính R là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Một số hình ảnh về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Định nghĩa

Định lí

Ví dụ

Đường tròn ngoại tiếp đa giác là đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của đa giác đó

Đường tròn nội tiếp đa giác là đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác đó.

Đa giác đều nào cũng chỉ có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

Đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tứ giác đều

Đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp lục giác đều.

Tâm của đa giác đều

vừa là tâm đường tròn ngoại tiếp, vừa là tâm đường tròn nội tiếp.

r: Bán kính đường tròn nội tiếp

Bán kính đường tròn ngoại tiếp

Viết một bình luận