CHƯƠNG 1: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
BÀI 1. MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ ĐƯỜNG CAO TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Mục tiêu
- Kiến thức
- Nhận biết được cạnh góc vuông, cạnh huyền, đường cao và hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền.
- Nêu được các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
- Kĩ năng
- Vận dụng được các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để giải bài tập.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Xét $\Delta ABC$ vuông tại A, cạnh huyền $BC=a$, các cạnh góc vuông $AC=b$ và $AB=c.$ Gọi $AH=h$ là đường cao ứng với cạnh huyền và $CH={b}’,BH={c}’$ lần lượt là hình chiếu của AC, AB trên cạnh huyền BC. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nótrên cạnh huyềnĐịnh lí 1: Trong tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền. $$ Hệ quả (Định lí Py-ta-go): ${{a}^{2}}={{b}^{2}}+{{c}^{2}}$ Một số hệ thức liên quan tới đường caoĐịnh lí 2: Trong tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền. $$ Định lí 3: Trong một tam giác vuông, tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng $$ Định lí 4: Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông. $$ |
|