Cách tìm tham số để đường thẳng cắt parabol tại hai điểm phân biệt, hoành độ thỏa mãn một biểu thức không đối xứng

Dạng 3. Tìm tham số để đường thẳng cắt parabol tại hai điểm phân biệt, hoành độ thỏa mãn một biểu thức không đối xứng

  • Phương pháp giải

Thực hiện theo các bước sau

Bước 1. Xét phương trình hoành độ giao điểm của d(P).

Bước 2. Tìm điều kiện để d cắt (P) tại hai điểm phân biệt.

Bước 3. Áp dụng định lí Vi-ét tính tổng hai nghiệm và tích hai nghiệm sau đó thực hiện một trong hai cách sau

Cách 1. Kết hợp điều kiện của bài toán với \[{{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-\frac{b}{a}\] để giải \[{{x}_{1}}\], \[{{x}_{2}}\] theo tham số rồi thay \[{{x}_{1}}\], \[{{x}_{2}}\] vừa giải được vào \[{{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{c}{a}\].

Cách 2. Nếu tính \[\Delta \] hoặc \[{\Delta }’\] mà ra một biểu thức bình phương thì ta tìm hai nghiệm đó và phải xét hai trường hợp:

  • Trường hợp 1:

Xét \[{{x}_{1}}=\frac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a}\]; \[{{x}_{2}}=\frac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a}\].

  • Trường hợp 2:

Xét \[{{x}_{1}}=\frac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a}\]; \[{{x}_{2}}=\frac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a}\].

Ví dụ:

Cho Parabol \[(P):y={{x}^{2}}\] và đường thẳng \[d:y=2mx-{{m}^{2}}+4\]. Tìm m để d cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \[{{x}_{1}}\], \[{{x}_{2}}\] thỏa mãn \[{{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=3\].

Hướng dẫn giải

Xét phương trình hoành độ giao điểm của d(P) ta có

\[{{x}^{2}}=2mx-{{m}^{2}}+4\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2mx+{{m}^{2}}-4=0\]. (∗)

\[\Leftrightarrow {\Delta }’={{\left( -m \right)}^{2}}-1.\left( {{m}^{2}}-4 \right)={{m}^{2}}-{{m}^{2}}+4=4>0\], \[\forall m\].

Do đó d luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \[{{x}_{1}}\], \[{{x}_{2}}\] với mọi m.

Theo định lí Vi-ét ta có \[\left\{ \begin{array} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-\frac{b}{a}=2m \\ {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{c}{a}={{m}^{2}}-4 \\ \end{array} \right.\].

Kết hợp với điều kiện \[{{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=3\] ta được

\[\left\{ \begin{array} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2m \\ {{x}_{1}}+2{{x}_{2}}=3 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} & {{x}_{2}}=3-2m \\ {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2m \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} & {{x}_{2}}=3-2m \\ {{x}_{1}}=4m-3 \\ \end{array} \right.\].

Thay \[{{x}_{1}}=4m-3\]; \[{{x}_{2}}=3-2m\] vào \[{{x}_{1}}{{x}_{2}}={{m}^{2}}-4\] ta được

\[\left( 4m-3 \right)\left( 3-2m \right)={{m}^{2}}-4\]

\[\Leftrightarrow 18m-8{{m}^{2}}-9={{m}^{2}}-4\]

\[\Leftrightarrow 9{{m}^{2}}-18m+5=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array} & m=\frac{5}{3} \\ m=\frac{1}{3} \\ \end{array} \right.\](thỏa mãn).

Vậy \[m\in \left\{ \frac{1}{3};\frac{5}{3} \right\}\] là giá trị cần tìm.

  • Ví dụ mẫu

Ví dụ 1.

Cho parabol \[(P):y={{x}^{2}}\] và đường thẳng \[d:y=x-m-1\]. Tìm m để d(P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ \[{{x}_{1}}\], \[{{x}_{2}}\] thỏa mãn \[{{x}_{1}}^{2}+{{x}_{1}}{{x}_{2}}+3{{x}_{2}}=7\].

Hướng dẫn giải

Xét phương trình hoành độ giao điểm của d(P) ta có

\[{{x}^{2}}=x-m-1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x+m+1=0\]. (∗)

\[\Delta ={{\left( -1 \right)}^{2}}-4.1.\left( m+1 \right)=1-4m-4=-4m-3\].

Để d cắt (P) tại hai điểm phân biệt thì phương trình (∗) có hai nghiệm phân biệt \[\Leftrightarrow \Delta >0\Leftrightarrow -4m-3>0\Leftrightarrow m<-\frac{3}{4}\].

Theo định lí Vi-ét ta có \[\left\{ \begin{array} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-\frac{b}{a}=1 \\ {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{c}{a}=m+1 \\ \end{array} \right.\].

Kết hợp với điều kiện \[{{x}_{1}}^{2}+{{x}_{1}}{{x}_{2}}+3{{x}_{2}}=7\], ta được hệ \[\left\{ \begin{array} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=1~~~~~~~~~~~~~~~~\left( 1 \right) \\ {{x}_{1}}^{2}+{{x}_{1}}{{x}_{2}}+3{{x}_{2}}=7\left( 2 \right) \\ \end{array} \right.\]

Từ (1) \[\Rightarrow {{x}_{2}}=1-{{x}_{1}}\], thay vào (2) ta được

\[{{x}_{1}}^{2}+{{x}_{1}}\left( 1-{{x}_{1}} \right)+3\left( 1-{{x}_{1}} \right)=7\Leftrightarrow {{x}_{1}}^{2}+{{x}_{1}}-{{x}_{1}}^{2}+3-3{{x}_{1}}=7\]

\[\Leftrightarrow 2{{x}_{1}}=-4\Leftrightarrow {{x}_{1}}=-2\Rightarrow {{x}_{2}}=3\].

Thay \[{{x}_{1}}=-2\], \[{{x}_{2}}=3\] vào \[{{x}_{1}}{{x}_{2}}=m+1\] ta được

\[\left( -2 \right).3=m+1\Leftrightarrow m+1=-6\Leftrightarrow m=-7\] (thỏa mãn).

Vậy \[m=-7\] là giá trị cần tìm.

Ví dụ 2.

Cho parabol \[(P):y=2{{x}^{2}}\] và đường thẳng \[d:y=\left( m+1 \right)x-m+1\]. Tìm m để d cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \[{{x}_{1}}\], \[{{x}_{2}}\] thỏa mãn \[\left| {{x}_{1}} \right|-2\left| {{x}_{2}} \right|=5\].

Hướng dẫn giải

Xét phương trình hoành độ giao điểm của d(P) ta có

\[2{{x}^{2}}=\left( m+1 \right)x-m+1\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}-\left( m+1 \right)x+m-1=0\]. (∗)

Phương trình (∗) có \[a+b+c=2-\left( m+1 \right)+m-1=0\] nên phương trình có hai nghiệm \[{{x}_{1}}=1\]; \[{{x}_{2}}=\frac{m-1}{2}\].

Để d cắt (P) tại hai điểm phân biệt thì phương trình (∗) có hai nghiệm phân biệt \[\Leftrightarrow {{x}_{1}}\ne {{x}_{2}}\Leftrightarrow 1\ne \frac{m-1}{2}\Leftrightarrow m\ne 3\].

Trường hợp 1: \[{{x}_{1}}=1\]; \[{{x}_{2}}=\frac{m-1}{2}\] ta có

\[\left| {{x}_{1}} \right|-2\left| {{x}_{2}} \right|=5\Leftrightarrow 1-\left| m-1 \right|=5\Leftrightarrow \left| m-1 \right|=-4\] (loại).

Trường hợp 2: \[{{x}_{1}}=\frac{m-1}{2}\]; \[{{x}_{2}}=1\] ta có

\[\left| {{x}_{1}} \right|-2\left| {{x}_{2}} \right|=5\Leftrightarrow \frac{\left| m-1 \right|}{2}-2.1=5\Leftrightarrow \left| m-1 \right|=14\]

\[\Leftrightarrow \left[ \begin{array} & m-1=14 \\ m-1=-14 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array} & m=15 \\ m=-13 \\ \end{array} \right.\] (thỏa mãn).

Vậy \[m\in \left\{ -13;15 \right\}\] là giá trị cần tìm.

Viết một bình luận