Bài toán 1: Xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng dựa vào đồ thị hàm số
-
Phương pháp giải
Xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng dựa vào đồ thị hàm số |
Ví dụ:Vẽ đồ thị và xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng \[\left( {{d}_{1}} \right):y=2x+3\] và \[\left( {{d}_{2}} \right):y=3x+2\]. Hướng dẫn giải |
Bước 1. Vẽ đồ thị hai đường thẳng trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy. |
* Xét hàm số \[\left( {{d}_{1}} \right):y=2x+3\].
* Xét hàm số \[\left( {{d}_{2}} \right):y=3x+2\]
Đồ thị của hai đường thẳng: |
Bước 2. Xác định giao điểm của hai đường thẳng |
Từ đồ thị hàm số suy ra tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là \[E\left( 1;5 \right)\]. |
Bước 3. Từ giao điểm của hai đường thẳng, lần lượt dựng đường thẳng vuông góc với Ox, Oy để xác định hoành độ, tung độ giao điểm của hai đường thẳng. |
|
Bước 4. Kết luận |
Vậy tọa độ giao điểm đồ thị hai hàm số là \[E\left( 1;5 \right)\]. |
-
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1.
Xác định giao điểm của hai đường thẳng \[y=x+1\] và \[y=2x-3\] bằng cách vẽ đồ thị
Hướng dẫn giải
* Xét hàm số \[\left( {{d}_{1}} \right):y=x+1\].
* Xét hàm số \[\left( {{d}_{2}} \right):y=2x-3\]
Đồ thị của hai đường thẳng Từ đồ thị hàm số suy ra tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là \[M\left( 4;5 \right)\]. |
Muốn xác định tọa độ của một điểm M, từ điểm đó dựng đường thẳng vuông góc với Ox, Oy; cắt Ox, Oy lần lượt tại hoành độ, tung độ của điểm M. |
Ví dụ 2.
Xác định giao điểm của hai đường thẳng \[y=3x+1\] và \[y=-3x+3\] bằng phương pháp đồ thị.
Hướng dẫn giải
* Xét hàm số \[\left( {{d}_{1}} \right):y=3x+1\].
- Cho \[x=0\] thì \[y=1\] suy ra đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \[A\left( 0;1 \right)\].
- Cho \[x=1\] thì \[y=4\] suy ra đồ thị hàm số đi qua điểm \[B\left( 1;4 \right)\].
* Xét hàm số \[\left( {{d}_{2}} \right):y=-3x+3\]
- Cho \[x=0\] thì \[y=3\], vậy đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \[C\left( 0;3 \right)\].
- Cho \[x=1\] thì \[y=0\] , vậy đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm \[D\left( 1;0 \right)\].
Đồ thị của hai đường thẳng
Từ đồ thị hàm số suy ra tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là \[M\left( \frac{1}{3};2 \right)\].