BÀI 2. HÀM SỐ BẬC NHẤT
Mục tiêu
- Kiến thức
- Nắm được khái niệm về hàm số bậc nhất
- Hiểu được các tính chất của hàm số bậc nhất
- Kĩ năng
- Xác định được đâu là hàm số bậc nhất, đâu không phải là hàm số bậc nhất
- Tìm điều kiện của tham số để hàm số là hàm số bậc nhất
- Tìm điều kiện của tham số để hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến
- Tìm điều kiện của tham số để hàm số bậc nhất đi qua điểm cho trước
- Tìm những điểm mà đồ thị hàm bậc nhất chứa tham số luôn đi qua với mọi m
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Khái niệm hàm số bậc nhấtHàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức \[y=ax+b\] Trong đó \[a,b\] là các số cho trước và \[a\ne 0\] Tính chất của hàm số bậc nhất \[y=ax+b\] \[\left( a\ne 0 \right)\] Hàm số bậc nhất \[y=ax+b\]xác định với mọi giá trị của x thuộc \[\mathbb{R}\] và có tính chất sau: a) Đồng biến trên \[\mathbb{R}\] khi \[a>0\] b) Nghịch biến trên \[\mathbb{R}\] khi \[a<0\] |
Một hàm số được gọi là hàm số bậc nhất khi: – Công thức hàm số là một đa thức một biến – Bậc của đa thức là bậc 1 – Hệ số của x khác 0 Ví dụ: \[y=-3x\] là hàm số bậc nhất với \[a=-3\]; \[b=0\]
Chú ý: Khi \[b=0\] hàm số có dạng \[y=ax\] (đã học ở lớp 7) Ví dụ: a) Hàm số bậc nhất \[y=4x+5\] là hàm đồng biến vì \[a=4>0\] b) Hàm số bậc nhất \[y=-x+5\] là hàm nghịch biến vì \[a=-1<0\] |