Dạng 2: Đưa thừa số vào trong dấu căn
-
Phương pháp giải
bậc hai rồi viết kết quả vào trong dấu căn: \[A\sqrt{B}=\sqrt{{{A}^{2}}B}\] (với \[\text{A}\ge \text{0};B\ge 0\]).
Ta nâng \[\left( -A \right)\] lên lũy thừa bậc hai rồi viết kết quả vào trong dấu căn. Còn dấu \[”-”\] vẫn để trước dấu căn: \[A\sqrt{B}=-\sqrt{{{A}^{2}}B}\] (với \[A<0;B\ge 0\]). |
Ví dụ:Đưa thừa số vào trong dấu căn
|
-
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1.
Đưa thừa số vào trong dấu căn
a) \[4\sqrt{5}.\] b) \[3\sqrt{6}.\] c) \[-2\sqrt{\frac{1}{8}}.\] d) \[-0,6\sqrt{10}.\]
Hướng dẫn giải
a) \[4\sqrt{5}=\sqrt{{{4}^{2}}.5}=\sqrt{16.5}=\sqrt{80}.\]
b) \[3\sqrt{6}=\sqrt{{{3}^{2}}.6}=\sqrt{9.6}=\sqrt{54}.\]
c) \[-2\sqrt{\frac{1}{8}}=-\sqrt{{{2}^{2}}.\frac{1}{8}}=-\sqrt{4.\frac{1}{8}}=-\sqrt{\frac{1}{2}}.\]
d) \[-0,6\sqrt{10}=-\sqrt{0,{{6}^{2}}.10}=-\sqrt{0,36.10}=-\sqrt{3,6}.\]
Ví dụ 2.
Đưa thừa số vào trong dấu căn
a) \[\frac{x}{y}.\sqrt{\frac{y}{x}}.\] b) \[-x\sqrt{\frac{3}{x}}.\]
c) \[{{x}^{2}}\sqrt{\frac{1}{x}}.\] d) \[x\sqrt{\frac{-9}{x}}.\]
Hướng dẫn giải
a) Điều kiện xác định: \[\left\{ \begin{array} & \frac{y}{x}\ge 0 \\ y\ne 0 \\ \end{array} \right..\] Ta có \[\frac{x}{y}.\sqrt{\frac{y}{x}}=\sqrt{{{\left( \frac{x}{y} \right)}^{2}}\frac{y}{x}}=\sqrt{\frac{{{x}^{2}}y}{{{y}^{2}}x}}=\sqrt{\frac{x}{y}}.\]
b) Điều kiện xác định: \[x>0\]. Ta có \[-x\sqrt{\frac{3}{x}}=-\sqrt{{{x}^{2}}.\frac{3}{x}}=-\sqrt{3x}.\]
c) Điều kiện xác định: \[x>0\]. Ta có \[{{x}^{2}}\sqrt{\frac{1}{x}}=\sqrt{{{x}^{4}}.\frac{1}{x}}=\sqrt{{{x}^{3}}}.\]
d) Điều kiện xác định: \[x<0\]. Ta có \[x\sqrt{\frac{-9}{x}}=-\sqrt{{{x}^{2}}.\frac{-9}{x}}=-\sqrt{-9x}.\]